Khi bạn tập trung vào con người bạn muốn trở thành bạn sẽ được thôi thúc để làm điều bạn cần làm để trở thành con người bạn mong muốn. Bạn sẽ luôn đặt câu hỏi trong đầu những điều mà người bạn muốn trở thành sẽ làm hằng ngày.
Khi bạn làm những việc mà một người bạn muốn trở thành làm bạn sẽ dần hình thành thói quen giống họ và suy nghĩ cũng sẽ giống họ. Kết quả sẽ đến như một hệ quả tất yếu.
Mỗi một hành động như một lá phiếu cho mẫu người mà bạn muốn trở thành. Càng nhiều lá phiếu cho những hành động tốt sự hiện diện của những thói quen đó càng hiển nhiên.
Thói quen từ đó dần hình thành nên niềm tin của bạn. Những thay đổi nhỏ trong thói quen của bạn có thể mang lại những kết quả ban đầu tuy rất nhỏ nhưng cũng sẽ cùng cố cho niềm tin của bạn. Đây là một vòng lặp phản hồi. Khi niềm tin được củng cố bạn sẽ càng được thúc đẩy để tiếp tục thực hiện các thói quen hành vi tốt đó —> Kết quả cũng sẽ được thể hiện rõ ràng ngày qua ngày, tháng qua tháng.
Rất khó để bạn đọc 1 cuốn sách và tin vào những điều mà cuốn sách hay tác giả đó viết, vì những niềm tin đó đối với bạn còn mơ hồ. Chỉ khi bạn hành động dựa trên những điều bạn tin và hành động đó đem lại cho bạn sự thay đổi tích cực như bạn mong muốn thì niềm tin đó mới thực sự có ý nghĩa với bạn.
Chúng ta thường chú tâm vào kết quả đạt được, mục tiêu đề ra. Và chúng ta cố gắng để đạt được mục tiêu đó. Chỉ khi đạt được mục tiêu đó thì chúng ta mới coi đó là thành công. Còn ngược lại chúng ta sẽ coi đó là thất bại.
Điều này sẽ dễ thất bại bởi vì những mục tiêu của bạn thường sẽ cần thời gian và nhiều nỗ lực để có thể nhận được kết quả. Và nếu bạn chỉ đo đếm kết quả dựa trên mục tiêu đề ra thì rất khó để bạn biết được mình đã đi được bao xa. Thông thường bạn sẽ nản chí trong quá trình đạt mục tiêu và dễ bỏ cuộc.
Thay vì tập trung vào mục tiêu bạn tập trung vào quá trình và đo lương quá trình mình tiến bộ mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy mình có động lực hơn. Bạn có thể không đạt được kết quả mà mình đề ra nhưng nếu đo lương quá trình bạn đã trải qua thì có thể bạn đã tiến bộ được rất nhiều (bạn có thể chỉ cần tiến bộ thêm 20% nữa là sẽ đạt được kết quả).
Bạn tập trung vào kết quả nhưng lại quên mất quá trình, thói quen hay hành vi để đạt được kết quả thì bạn sẽ có xu hướng lặp lại các hành vi cũ sau khi đã đạt được 1 kết quả nào đó.
Nếu bạn liên tục cải tiến, nâng cấp bản thân mình từng chút một, mỗi tuần, mỗi tháng thì cộng gộp trong 1 năm bạn sẽ thấy sự thay đổi rất lớn
Nếu mỗi tuần bạn nâng cấp bản thân mình 1% thì trong cả 1 năm bạn nâng cấp mình 50%. Một con số không hề nhỏ. Khoản đầu tư nào giúp bạn sinh lời 50%/ năm chắc chắn là một khoản đầu tư cực kỳ tốt nếu xét về khía cạnh đầu tư.
Bạn chỉ hướng tới kết quả và làm mọi cách để đạt được nó thì có thể bạn đang đi sai đường. Bạn bất chấp những hành vi không đúng chuẩn mực hay tìm mọi thủ thuật để đạt được nó. Bởi vì mục tiêu của bạn là kết quả => Đó là một cách tiếp cận sai.
Thay vào đó bạn cần hình thành thói quen và thay đổi nhận thức để biến bạn trở thành một con người mà bạn mong muốn và từ đó bạn có nền tảng để đạt được điều mà bạn muốn.
Quá trình này có thể kéo dài 1 năm 2 năm hay 5 năm, thậm chí 10 năm nhưng chắc chắn nếu bạn không ngừng nâng cấp mình mỗi ngày thì cuối cùng bạn cũng sẽ đạt được những điều lớn hơn nhiều lần so với khả năng của bạn trước đó.
Thói quen là hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi chúng được thực hiện một cách tự động. Thói quen là một chuỗi những giải pháp tự động nhằm giải quyết một vấn đề mà bạn đã từng phải đối mặt. Bằng việc loại bỏ những hành động không cần thiết và củng cố những hành động cần thiết để đem lại 1 kết quả mong muốn cho 1 vấn đề cụ thể.
Vòng lặp phản hồi để hình thành thói quen
Thử nghiệm -> Thất bại -> Học hỏi -> Thử nghiệm theo cách khác
Cue(Dấu hiệu) —> Craving (Thèm muốn, khát khao) —> Response (Phản hồi, hành động) —> Reward (Phần thưởng)
Để hình thành thói quen bạn bắt đầu bằng dấu hiệu nhận biết. Thường bạn sẽ nhìn vào những người thành công hay những người đạt được một thành tựu nào đó như bạn của bạn có thân hình cơ bắp do chăm tập thể dục, đồng nghiệp của bạn có công việc nghìn $, bạn cấp 3 của bạn kinh doanh kiếm tiền tỷ. Rất rất nhiều những dấu hiệu để dẫn bạn đến…
Khát khao, thèm muốn: khi bạn nhìn vào những người đạt được 1 thành tựu nào đó bạn cũng khao khát được như họ và bạn. Bạn khao khát có thân hình cơ bắp vì sẽ thu hút nhiều bạn gái. Bạn khao khát có công việc được trả lương cao hơn để bạn có cuộc sống sung túc hơn. Bạn khao khát biến bản thân mình trở nên tốt hơn mỗi ngày thông qua việc đọc sách. Những khao khát đó dẫn bạn đến…
Hành động: khao khát đó sẽ thúc đẩy bạn hành động, bạn đặt ra những mục tiêu cho mình và bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu. Mục tiêu chính là những phần thưởng bạn sẽ nhận được.
Phần thưởng là đích đến cho hành động của bạn. Phần thưởng sẽ thỏa mãn những khao khát của chính bạn. Bạn tăng cơ bắp sau 2 tuần tập luyện (nỗ lực của bạn được đền đáp) => bạn tiếp tục hăng hái tập luyện hơn. Bạn nhận được công việc lương cao hơn 30% (Những ngày chăm chỉ nghiên cứu tìm tòi của bạn đã có kết quả). Phần thường cũng dạy cho chúng ta biết hành động nào đáng để ghi nhớ và tiếp tục lặp lại. Vì nếu hành động của bạn không mang lại kết quả như mong muốn hoặc kết quả không nhìn thấy ngay thì bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc.
Nếu không có dấu hiệu thì thì bạn không có khát khao, không có một mục tiêu cụ thể nào để hành động do đó không thể hình thành nên bất kì thói quen nào.
Nếu khát khao, sự thèm muốn của bạn không đủ lớn thì bạn sẽ không có đủ động lực để hành động.
Nếu hành động của bạn quá khó để thực hiện hay vượt quá khả năng của bạn thì bạn không thể thực hiện được hoặc bạn sẽ chỉ thực hiện được 1 vài lần rồi sau đó bỏ cuộc vì nó lấy mất hết năng lượng của bạn.
Nếu phần thường của bạn không đủ thỏa mãn những nỗ lực bạn bỏ ra, hay phần thưởng nhận được quá nhỏ thì bạn sẽ không có lý do gì để tiếp tục thực hiện hành động đó cả.
Do đó nếu thiếu bất kỳ một bước nào trong 4 bước trên thì bạn sẽ không thể hình thành được 1 thói quen. Thói quen cần được lặp đi lặp lại theo vòng lặp phản hồi 4 bước CUE-> CRAVING -> RESPONSE -> REWARD.
Thói quen cũng được diễn giải theo 2 bước Problem (cue, craving) -> Solution (response, reward)
Thói quen chính là một loạt các Problem, Solution bạn đã gặp và phải đối mặt trong cuộc sống. Bằng kinh nghiệm của bản thân bạn đã xây dựng nên cho mình một loạt các phản hồi (Solution) ứng với các vấn đề (Problem) đó, và những hành động đó được thực hiện một cách gần như tự động, được lập trình sẵn trong đầu bạn.
Khiến việc đó trở nên hiển nhiên Khiến việc đó trở nên thu hút, hấp dẫn Khiến việc đó trở nên dễ dàng Khiến việc đó mang lại cảm giác thỏa mãn
Một hành động cụ thể cần rõ ràng về thời gian, địa điểm, tần suất thực hiện.
Lập lịch cho các hoạt động trong ngày của bạn. Các hoạt động này cần có mối liên hệ với các thói quen tốt mà bạn muốn làm. Các hoạt động cần được lên lịch vào thời điểm phù hợp và có sự liên kết với nhau để bạn có thể dễ dàng bắt tay vào làm mà không cần tốn nhiều năng lượng.
Hành động càng cụ thể càng tốt, cụ thể để bạn dễ dàng thực hiện mà không có ngoại lệ.
Bạn có thể đặt ra nhiều kế hoạch để thực hiện cho mục tiêu của mình nhưng nếu bạn không thể biến những hoạt động đó trở nên dễ dàng, hay tạo ra môi trường phù hợp để hoạt động đó được diễn ra thì bạn sẽ sớm từ bỏ.
Nếu bạn tạo ra môi trường phù hợp thì tự khắc những thói quen sẽ được hình thành được kích hoạt do môi trường tác động lên
Môi trường là tác nhân có tác động rất lớn tới hành vi và thói quen của bạn. Bạn sẽ bị ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực bởi chính môi trường xung quanh bạn hằng ngày. Do đó việc bạn có thể làm để thay đổi hành vi, thói quen của mình đơn giản là việc thay đổi môi trường làm việc, môi trường sống, bạn bè mình tiếp xúc hằng ngày….
Con người là giống loài sống theo bầy đàn. Tổ tiên của chúng ta đã học cách sinh tồn hàng triệu năm bằng việc bắt trước và làm theo bầy đần. Hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn bởi cộng đồng, những người thân, bạn bè
Chúng ta bị kích thích bởi những ham muốn, những kết quả đạt được.
Trong não bộ sản sinh ra chất dopamine , đây là một trong những tác nhân kích thích sự ham muốn. Khi chúng ta kì vọng vào một kết quả thì não bộ giải phóng dopamine, hay khi chúng ta đạt được 1 kết quả mong muốn nào cũng cũng sẽ giải phóng dopamine. Thất vọng là một biểu hiện khi những kết quả không đạt được như kì vọng ban đầu. Các phương tiên truyền thông, mạng xã hội luôn tạo ra những nội dung khiến chúng ta đắm chìm vào đó, dù nội dung đó tốt hay xấu.
Việc biến những hoạt động nhàm chán khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn là một cách làm hiệu quả để thay đổi thói quen, hành vi của bạn thân.